Gần 400 tay vợt đến từ 61 CLB góp mặt ở giải đấu pickleball chính thức có quy mô toàn quốc lần đầu được tổ chức đã tạo nên một “cơn sốt” ở tỉnh Thái Bình những ngày này.
Giải phong trào hơn… giải chuyên nghiệp
Bầu không khí ở Công viên 30/6 tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, thực sự rất “nóng” trong ngày khai mạc giải vô địch pickleball các CLB quốc gia, giải đấu chính thức lần đầu tiên được Cục TDTT tổ chức. Nơi đây cũng được coi như “trái tim” của phong trào pickleball quê lúa với cụm 12 sân thi đấu và đã tổ chức thành công nhiều giải trong phạm vi toàn tỉnh.
Gần 400 tay vợt đến từ 61 CLB trên toàn quốc góp mặt tranh tài, đặc biệt, có rất nhiều VĐV đến từ các tỉnh xa như Thái Nguyên, Sơn La, Đồng Nai, Điện Biên, Bắc Kạn… cũng góp mặt. So sánh với quy mô những giải phong trào đã diễn ra, đây chưa phải là kỷ lục về số lượng nhưng là con số đáng khích lệ so với tuổi đời non trẻ của môn thể thao này tại Việt Nam.
“Số lượng VĐV dự giải có thể còn cao hơn rất nhiều bởi vẫn thiếu vắng nhiều CLB ở khu vực phía Nam. Ngoài ra, đây là giải đấu cấp CLB nên các VĐV cũng phải tự túc kinh phí dự giải từ ăn ở đến di chuyển và lệ phí tham dự.
Dù vậy, số lượng các VĐV và các CLB ở một giải đấu chính thức lần đầu được tổ chức như vậy rất đáng mừng và cho thấy phong trào phát triển mạnh”, ông Mạc Xuân Tùng, chuyên viên phụ trách bộ môn pickleball của Cục TDTT, cho biết.
Sự háo hức là điều có thể cảm nhận trong các trận đấu ngay từ vòng bảng. Các tay vợt phong trào mong muốn được chứng kiến cuộc so tài của nhiều VĐV nổi tiếng trong làng “vợt nhựa” của Việt Nam.
Các tay vợt được gọi là “chuyên nghiệp” (hầu hết đều mới chuyển từ quần vợt sang) thì khát khao danh hiệu ở một giải đấu chính thức. Còn khán giả thì là sự tò mò và đi tìm lời giải thích, vì sao pickleball có thể tạo nên cơn sốt trong suốt thời gian qua?
Tay vợt Đắc Tiến (trái) và Vũ Hoàn dưới màu áo CLB Khúc Hạo trong cuộc thi đấu tại giải pickleball các CLB quốc gia. Ảnh: PH
Dưới góc độ tổ chức, giải đấu chính thức đầu tiên của pickleball dù mới trải qua ngày đầu nhưng đã gây được tiếng vang lớn. Nhiều nhà tài trợ xuất hiện trên poster giải, sự quan tâm của khán giả, các trận đấu được truyền hình trực tiếp và tổng giá trị giải thưởng 250 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa.
Tất cả những điều này, thực tế là niềm mơ ước của không ít giải đấu quốc gia ở nhiều môn thể thao thành tích cao có tuổi đời từ 10 năm trở lên tại Việt Nam.
“Thần đồng” pickleball
Trong số 42 môn đã hình thành hệ thống thi đấu quốc gia hàng năm hiện nay, chắc chắn, không môn nào có nhiều “thần đồng” như pickleball, tức là chỉ sau một thời gian ngắn, thậm chí, rất ngắn đã có thể ra sân tranh tài hoặc trở thành nhà vô địch.
Phạm Ngọc Hà Vy, một cô bé 12 tuổi đến từ Thái Nguyên, mới chơi pickleball được 6 tháng vừa giành HCV ở giải vô địch trẻ châu Á (diễn ra tại Tam Kỳ, Quảng Nam từ ngày 5 đến 6/10) là một ví dụ. Trước đó, bố của Hà Vy tình cờ xem pickleball qua mạng, sau đó tham gia CLB tại Thái Nguyên, rồi tự mua vợt về và hướng dẫn cô bé chơi. Còn Hà Vy ban đầu thấy “hay hay” nên bỏ tennis chuyển sang pickleball và giành luôn HCV châu Á lứa tuổi U12.
Hay như câu chuyện của Trịnh Linh Giang, á quân SEA Games 31, tay vợt số 2 của làng quần vợt nội cũng như vậy. Cuối năm 2023, Linh Giang quyết định chuyển từ “banh nỉ” sang “banh nhựa”.
Tay vợt sinh năm 1997 nhanh chóng có được HCB giải châu Á, thâu tóm rất nhiều danh hiệu ở các giải đấu phong trào gần đây và thậm chí đang nỗ lực để phát triển một thương hiệu vợt pickleball của riêng mình chỉ sau chưa đầy 1 năm.
Đặc biệt, rất nhiều tay vợt có tiếng của làng quần vợt gần đây như Hồ Vũ Hoàn, Nguyễn Đắc Tiến, Trương Vinh Hiển, Sophia Huỳnh Trần, Lê Bá Thanh Xuân… đang trở thành những cái tên rất “hot” ở môn pickleball trong nước.
Các giải đấu có sự xuất hiện của họ thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ, điều hiếm thấy khi họ thi đấu ở các giải quần vợt trước đây.
Pickleball cần sớm được “chuẩn” hóa tại Việt Nam
Việc xây dựng luật thi đấu hoàn chỉnh, tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật, thống nhất về cách thức tổ chức và điều hành thi đấu pickleball cần sớm được “chuẩn” hóa. Đồng thời, định hướng phát triển pickleball cũng cần rõ ràng hơn để khích lệ phong trào ở cơ sở. Đây là mong muốn của nhiều CLB đang tham dự giải tại Thái Bình đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về thể thao tại địa phương và trung ương.
Tác động của Tỷ lệ S2
Sức khỏe gan: Mức độ S2 có thể chỉ ra rằng gan đang gặp vấn đề và cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể tiến triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm gan hoặc xơ gan.
Chẩn đoán: Tỷ lệ S2 thường được sử dụng cùng với các chỉ số khác như AST/ALT để đánh giá tình trạng sức khỏe của gan và xác định mức độ tổn thương.
Biện pháp cải thiện
Chế độ ăn uống: Cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo bão hòa và đường.
Tập thể dục: Hoạt động thể chất đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ chức năng gan.
Kiểm tra định kỳ: Theo dõi sức khỏe gan thông qua các xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.